cờ bạc bóng đá việt nam - bet with bet365

KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

GIỚI THIỆU

Tên khoa: Kỹ thuật công nghệ điện – điện tử

Tên Tiếng Anh: Faculty of Electrical and Electronics Engineering Technology

Văn phòng khoa: Phòng C5.01 (nhà C tầng 5)

Trưởng khoa: TS. Nguyễn Xuân Vinh; Email: [email protected]

Phó Trưởng khoa: PGS. TS Phạm Thanh Tùng; Email: [email protected]

Bộ môn thuộc khoa: BM Kỹ thuật điện, BM Nhiệt - Viễn thông, BM Điều khiển & Tự động hóa

Trưởng BM Kỹ thuật điện: ThS. NCS Nguyễn Đức Thành; Email: [email protected]

Trưởng BM Nhiệt - Viễn thông: ThS. NCS Lâm Minh Dũng; Email: [email protected]

Trưởng BM Điều khiển & Tự động hóa: TS. Nguyễn Văn Minh; Email: [email protected]

Tiền thân của Khoa Kỹ thuật công nghệ điện – điện tử là Ban Kỹ thuật, là một trong những Ban đầu tiên của Trường Trung học kỹ thuật Vĩnh Long được thành lập vào năm 1960. Sau nhiều lần đổi tên (Ban điện, Khoa điện – điện tử), đến tháng 5/2024 Khoa điện – điện tử tiếp tục được đổi tên thành Khoa Kỹ thuật công nghệ điện – điện tử cho đến nay.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Quản lý chuyên môn về đào tạo nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ kỹ thuật nhiệt của Trường và quản lý sinh viên theo học tại các bậc học, các hệ đào tạo, các hình thức đào tạo thuộc các ngành đào tạo do Khoa quản lý.

Đề xuất tổ chức và nhân sự của Khoa; đào tạo các trình độ đại học và sau đại học, mở ngành, duy trì ngành và chuyên ngành đào tạo.

Xây dựng chương trình đào tạo, chương trình chi tiết học phần; triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo do Trường phân công; tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình đào tạo.

Tổ chức hoạt động khoa học công nghệ; phối hợp với các tổ chức khoa học công nghệ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, thực tập sản xuất; thực hiện công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế theo kế hoạch được phân công và phân cấp.

Quản lý giảng viên và người học thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng; tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên trong Khoa; tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên theo quy định của Nhà trường.

Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức biên soạn, giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo do Hiệu trưởng giao; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập.

Đề xuất mua sắm thiết bị, vật tư phục vụ dạy học, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và các thiết bị khác theo quy định;

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên thuộc Khoa.

Phối hợp với Phòng công tác Sinh viên và các đơn vị có liên quan trong việc quản lý, giáo dục SV, công tác GV quản lý và cố vấn học tập;

Quản lý và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất được Nhà trường giao theo các quy định về quản lý tài sản của Trường.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Hiệu trưởng.

* Định hướng:

Trong thời gian tới, để góp phần hoàn thành mục tiêu, chiến lược phát triển mà Nhà trường đã đề ra, tập thể lãnh đạo và giảng viên khoa sẽ: tiếp tục cập nhật các chương trình đào tạo trình độ đại học và sau đại học, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và trình độ của đội ngũ giảng viên, đặc biệt là trình độ tiến sĩ, học hàm Phó giáo sư và Giáo sư; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và năng lực nghiên cứu khoa học.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Hiện nay, Khoa điện – điện tử đang phụ trách đào tạo 03 ngành trình độ đại học, 01 ngành trình độ thạc sĩ và 01 ngành trình độ tiến sĩ. Cụ thể:

Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Kỹ thuật điện: xem tại đây

Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện: xem tại đây

Chương trình đào tạo Đại học

Ngành CNKT Nhiệt: xem tại đây

Ngành CNKT Điện – điện tử: xem tại đây

Ngành CNKT Điều khiển và Tự động hóa: xem tại đây

Các chương trình đào tạo đại học (CNKT Nhiệt, CNKT Điện – điện tử) và chương trình đào tạo Thạc sĩ đạt Kiểm định chất lượng giáo dục đại học cấp Chương trình đào tạo theo Quy định của Bộ GDĐT (TT 04), chương trình đào tạo đại học Ngành CNKT Điều khiển và Tự động hóa thực hiện Kiểm định chất lượng giáo dục đại học cấp Chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn ASIIN (CHLB Đức).

HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT

Thực hiện triết lý giáo dục của Nhà trường “Là nơi không có ranh giới giữa nhà trường và thực tế” và đào tạo theo định hướng ứng dụng, vì vậy việc chú trọng đào tạo kỹ năng thực hành nghề luôn được khoa chú trọng giảng dạy. Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án và đầu tư của nhà trường, hiện nay Khoa được trang bị 30 phòng thực hành, thí nghiệm từ cơ bản đến nâng cao như: lắp đặt điện, truyền động điện, lập trình PLC,... Năm 2020, với việc tham gia dự án SKIEG do Ngân hàng phát triển Châu Á thực hiện với kinh phí thực hiện 2,5 triệu USD, các phòng thực hành của Khoa được trang bị về lĩnh vực năng lượng tái tạo, hệ thống điện, tự động hóa công nghiệp, cảm biến, điều khiển thông minh, thí nghiệm đo lường, DSP, khí nén – thủy lực, xử lý ảnh, tự động hóa Tòa nhà thông minh. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để Khoa thực hiện tốt chức năng đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Ngoài chức năng đào tạo, đội ngũ giảng viên thường xuyên tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp hàng năm và chuyển giao ứng dụng trong giảng dạy và thực tế. Có bài viết đăng trên các tạp chí Khoa học uy tín trong và ngoài nước. Tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng chuyên môn đáp ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Ngoài ra, sinh viên của Khoa đã tham gia các kỳ thi quốc gia, quốc tế và đạt được nhiều kết quả tích cực. Sinh viên đạt 02 giải (nhì, ba) tại Olympic Toán, Olympic Lý sinh viên toàn quốc, Huy chương đồng Kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia với nghề Lắp đặt điện.

Đồng hành cùng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác, phong trào sinh viên của khoa luôn được thực hiện đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức nhằm gắn lý thuyết với thực tế, góp phần phục vụ cộng đồng, nâng cao kiến thức xã hội và phát triển toàn diện sinh viên cả về trí tuệ, tinh thần và thể chất.

Sinh hoạt chuyên môn về lĩnh vực bán dẫn

Tham gia sân chơi học thuật, sáng tạo

Đồng hành cùng địa phương xây dựng Nông thôn mới

Sinh viên khoa ĐĐT thực hiện công trình Thắp sáng đường quê

NỘI DUNG